Nếu như tiếng Anh có chứng chỉ IELTS, TOEFL thì người học tiếng Trung có chứng chỉ ngoại ngữ là HSK. Trong bài viết hôm nay, Alo Du Học sẽ giải thích chứng chỉ HSK là gì và các cấp độ, giá trị, thời hạn của chứng chỉ này một cách chi tiết nhất.
1. Chứng chỉ HSK là gì? Có thời hạn bao lâu?
HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi) là chứng chỉ năng lực tiếng Trung chuẩn quốc tế. Chứng chỉ này dùng để kiểm chứng trình độ ngôn ngữ Trung của người nước ngoài hoặc người gốc Hoa sống ở nước ngoài.
Kỳ thi HSK đầu tiên được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh (BLCU) vào năm 1984. Tới năm 1990, kỳ thi chính thức được tổ chức rộng rãi. Ngày nay, chứng chỉ HSK đã vô cùng phổ biến bởi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chứng chỉ HSK có hiệu lực 2 năm kể từ ngày thi. Phổ biến với đối tượng du học Trung Quốc, xin học bổng Trung hoặc ứng tuyển việc làm tại các công ty liên quan đến Trung Quốc.
2. Các cấp bậc của chứng chỉ tiếng Trung HSK
Vốn biết rằng HSK có 6 cấp độ nhưng lại nghe ai đó nói rằng HSK bây giờ có đến 9 bậc? Đừng vội lo lắng, hãy để Alo Du Học giải thích rõ ràng nhé!
2.1. Cấu trúc cũ: HSK 1 đến HSK 6
Theo cấu trúc cũ đã có không ít người biết tới, HSK được chia làm 6 cấp độ. Trên thang đo từ 1 đến 6, HSK 1 và 2 là sơ cấp, HSK 3 và 4 thuộc trình độ trung cấp và cao cấp là HSK 5 và 6. Bạn có thể tham khảo yêu cầu về lượng từ vựng của từng cấp bậc trong bảng dưới đây:
Cấp độ | Lượng từ vựng yêu cầu | Năng lực đánh giá |
HSK 1 | khoảng 150 từ | Có kỹ năng nghe, đọc hiểu và sử dụng từ vựng cơ bản, giao tiếp đơn giản. |
HSK 2 | khoảng 300 từ | Giao tiếp đơn giản, hiểu câu ngắn cơ bản. |
HSK 3 | khoảng 600 từ | Có thể đối thoại hằng ngày, đọc hiểu văn bản ngắn. |
HSK 4 | khoảng 1200 từ | Giao tiếp lưu loát, hiểu các đoạn đối thoại dài. |
HSK 5 | khoảng 2500 từ | Đọc báo, xem phim, viết đoạn văn tương đối dài, giao tiếp nâng cao. |
HSK 6 | khoảng 5000 từ | Đọc hiểu chuyên sâu, giao tiếp như người bản xứ, phân tích sâu sắc. |
Như vậy, việc trau dồi từ vựng là mấu chốt để đạt điểm HSK cao. Nếu như bạn có ý định du học Trung Quốc, bạn cần có chứng chỉ từ HSK 4 trở lên.
2.2. Sự thay đổi từ HSK 6 sang cấp New HSK 3 cấp 9 bậc
Sự thay đổi trong cấp bậc của chứng chỉ HSK đã được công bố vào năm 2020 và bắt đầu áp dụng dần từ tháng 11/2022. Theo đó, từ 6 cấp độ HSK nay đã được nâng lên thành 3 cấp 9 bậc. Thay vì chỉ thi nghe – đọc – viết, New HSK nhấn mạnh 3 kỹ năng bổ sung là: viết văn bản, phiên dịch, kiến thức văn hóa. Cụ thể như sau:
Trình độ | Cấp độ | Lượng từ vựng yêu cầu | Năng lực đánh giá |
Sơ cấp | HSK 1 | khoảng 500 từ | Giao tiếp cơ bản trong đời sống hằng ngày. |
HSK 2 | khoảng 771 từ mới/ 1272 từ | Giao tiếp cơ bản mở rộng. | |
HSK 3 | khoảng 973 từ mới/2245 từ | Giao tiếp trôi chảy trong ngữ cảnh thường gặp. | |
Trung cấp | HSK 4 | khoảng 1000 từ mới/3245 từ | Hiểu và biểu đạt chính xác thông tin trong môi trường học thuật và công việc. |
HSK 5 | khoảng 1071 từ mới/ 4316 từ | Có thể thảo luận chuyên môn, viết văn bản học thuật cơ bản. | |
HSK 6 | khoảng 1140 từ mới/ 5456 từ | Giao tiếp học thuật và xã hội linh hoạt, có tư duy phản biện. | |
Cao cấp | HSK 7 | khoảng 5636 từ mới/11092 từ | Nắm chắc ngôn ngữ chuyên ngành, xử lý nội dung phức tạp. |
HSK 8 | khoảng 5636 từ mới/11092 từ | Hiểu và trình bày sâu sắc trong văn hóa – xã hội – học thuật. | |
HSK 9 | khoảng 11092 từ | Sử dụng tiếng Trung thành thạo như người bản ngữ có học vấn cao. |
3. Tầm quan trọng của chứng chỉ HSK
Với những ai có dự định du học Trung Quốc hay làm công việc có sử dụng tiếng Trung, việc có chứng chỉ HSK là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, chứng chỉ HSK là điều kiện bắt buộc để du học Trung Quốc. Đa số các trường đại học Trung Quốc yêu cầu HSK tối thiểu từ bậc 4 trở lên đối với sinh viên quốc tế học chương trình tiếng Trung.
Chứng chỉ HSK cũng là điều kiện để xin các loại học bổng như: học bổng Chính phủ Trung Quốc (CSC), học bổng Khổng Tử, học bổng tỉnh/thành phố… Ngoài ra, HSK giúp chứng minh khả năng tiếp thu bài giảng bằng tiếng Trung của bạn và giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các tài liệu học thuật, sách chuyên ngành, phim ảnh và văn hóa Trung Hoa..
Không chỉ sử dụng với mục đích du học và săn học bổng, chứng chỉ HSK còn là một lợi thế lớn khi cạnh tranh trên thị trường việc làm. Nhiều công ty đa quốc gia hay các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và khu vực châu Á đều yêu cầu hoặc ưu tiên ứng viên có chứng chỉ HSK.
Mức HSK cao là một điểm cộng lớn trong hồ sơ ứng tuyển. Nó cho thấy khả năng giao tiếp, xử lý văn bản và đàm phán bằng tiếng Trung của bạn thành thạo. Với HSK 5 – 6, bạn có thể làm việc trong các vị trí liên quan đến biên – phiên dịch, marketing quốc tế, logistics, xuất nhập khẩu, đối ngoại…
4. Địa chỉ thi HSK và hình thức thi
Nếu bạn đang có ý định thi chứng chỉ HSK mà chưa biết thi ở đâu, hình thức thi như thế nào thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.
4.1. Các địa điểm thi HSK ở Việt Nam
Bạn có thể dự thi chứng chỉ HSK tại một trong các địa chỉ sau:
- Viện Khổng Tử – Đại học Hà Nội
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc – Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
- Đại học Phenikaa
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Phúc Yên, Vĩnh Phúc)
- Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thành Đông (Hải Dương)
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Đông Á và Trung tâm Duy Tân LTC (Đà Nẵng)
- Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Hình thức thi HSK
Kỳ thi HSK hiện tại được tổ chức theo 2 cách là thi trên máy tính và thi trên giấy. Nếu địa điểm tổ chức hỗ trợ cả hai hình thức, thí sinh sẽ được lựa chọn hình thức thi HSK.
Đối với việc làm bài thi qua máy tính, bạn chỉ cần nhập chữ Hán bằng Pinyin, không cần nhớ cách viết thủ công. Mỗi thí sinh được trang bị một tai nghe riêng cho phần thi nghe nhằm giảm tiếng ồn, chất lượng âm thanh rõ ràng hơn. Ưu điểm của hình thức thi trên máy là tiết kiệm thời gian viết, nghe tốt hơn. Tuy nhiên sẽ dễ gặp phải sự cố phần mềm hoặc thiết bị.
Với phần thi trên giấy, thí sinh đánh dấu câu trả lời bằng bút chì 2B hoặc viết tay. Phần nghe tất cả thí sinh sẽ nghe từ loa chung, có thể xem trước câu hỏi. Điều này thích hợp cho các bạn quen với làm bài giấy. Ưu điểm là nhìn được toàn bộ bài và ít mệt mắt. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ cách viết chữ Hán.
Dù lựa chọn hình thức thi nào, hãy đảm bảo rằng bạn có thể làm tốt nhất có thể. Bạn nên xác định sớm hình thức thi của mình và có phương án luyện tập phù hợp.
5. Lộ trình học chứng chỉ HSK hiệu quả
Alo Du Học sẽ chia sẻ cho bạn lộ trình ôn luyện chứng chỉ HSK hiệu quả. Đầu tiên, hãy đặt ra mục tiêu chính cần đạt được với cụ thể mỗi cấp bậc mà bạn chuẩn bị thi.
5.1. Lộ trình để học chứng chỉ HSK 1
HSK 1 là cấp bậc dễ nhất trong kỳ thi chứng chỉ HSK. Bạn chỉ cần khoảng 1 tháng học là có thể ôn luyện được.
Tuần 1: Làm quen với bảng Pinyin (4 thanh điệu), luyện phát âm, hiểu quy tắc biến điệu để chuẩn phát âm từ giai đoạn đầu.
Tuần 2: Học khoảng 150 từ vựng theo chủ đề thiết yếu (chào hỏi, bản thân, thời gian…). Thực hành đặt câu và giao tiếp ngắn.
Tuần 3: Ôn ngữ pháp cơ bản như câu khẳng định, phủ định, câu hỏi với “吗”, trợ từ, số đếm,… Kết hợp phương pháp shadowing (luyện tập bằng cách nghe và lặp lại ngay lập tức những gì bạn nghe được) để phản xạ nhanh.
Tuần 4: Làm các đề thi thử đúng chuẩn format HSK 1. Bạn nên bấm giờ khi làm bài. Sau khi hoàn thành, hãy kiểm tra đáp án và tự phân tích lỗi để củng cố lại kiến thức.
5.2. Lộ trình theo học chứng chỉ HSK 2
Ở cấp độ này, bạn cũng chỉ cần khoảng 1 tháng để học. Lộ trình cụ thể như sau:
Tuần 1: Ôn lại các từ vựng đã học ở HSK 1, sau đó tiếp tục học thêm 50 từ mới, phân theo chủ đề (sở thích, nơi chốn…).
Tuần 2: Hiểu và sử dụng các cấu trúc như câu so sánh 比, bổ ngữ trạng thái, phó từ chỉ tần suất, câu hỏi với 怎么, 为什么,…
Tuần 3: Thực hành nghe các đoạn đối thoại thực tế, nghe nhiều giọng để quen với nhịp tự nhiên. Khi nghe hãy chú ý tập trung vào các từ khóa chính trong câu.
Tuần 4: Làm đề thi thử, quản lý thời gian, rà soát lỗi và ôn các kỹ năng nghe – nói – đọc.
5.3. Lộ trình để học chứng chỉ HSK 3
HSK 3 thuộc trình độ trung cấp. Do vậy bạn sẽ cảm thấy độ khó tăng lên so với mức độ sơ cấp, thời gian học cũng cần nhiều hơn.
Tháng 1: Ôn lại đầy đủ từ vựng, ngữ pháp của HSK 1 và 2. Sau đó học thêm từ khoảng 600 từ mới ở HSK 3.
Tháng 2: Luyện kỹ năng nghe – đọc – nói. Thực hành nói trôi chảy và bắt đầu làm đề thi thử để quen cấu trúc bài thi.
5.4. Lộ trình theo học chứng chỉ HSK 4
HSK 4 là yêu cầu tối thiểu để đi du học Trung Quốc. Để học ôn HSK 4, bạn cần khoảng 3 tháng.
Hai tháng đầu: Ôn lại kiến thức cũ và học hệ thống 1.200 từ vựng, ngữ pháp nâng cao. Luyện nghe – đọc với nội dung dài hơn, bài tập ngữ pháp phức tạp.
Tháng 3: Ôn toàn bộ kiến thức, làm đề theo format HSK 4, phân tích lỗi, điều chỉnh chiến thuật làm bài để chuẩn bị tham gia kỳ thi.
5.5. Lộ trình học chứng chỉ HSK 5
Nếu đã học tới HSK 5, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy không còn dễ nữa bởi lượng từ vựng và kiến thức tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên bạn đừng vội lo lắng mà hãy kiên trì bám sát lộ trình học.
Tháng 1: Củng cố lại toàn bộ kiến thức HSK 4 (từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng).
Tháng 2: Tiếp cận với 2.500 từ vựng theo các nhóm chủ đề chuyên sâu (kinh tế, văn hóa, chính trị…), học ngữ pháp phức hợp như câu điều kiện, bổ ngữ xu hướng…
Tháng 3: Nâng cao kỹ năng đọc (báo, bài luận) và nghe (hội thoại nhanh, giọng khác nhau).
Tháng 4: Rèn kỹ năng viết luận từ 200 – 300 chữ, luyện nói chủ đề xã hội – phản biện. Sau đó làm đề thi thử và tổng ôn toàn diện.
5.6. Lộ trình học chứng chỉ HSK 6
Đây là cấp độ khó nhất trong hệ thống HSK 6 bậc. Để học được phần này, bạn cần dành ra khoảng thời gian ít nhất từ 5 – 6 tháng.
Tháng 1: Hệ thống hóa kiến thức HSK 5
- Ôn lại toàn bộ từ vựng, ngữ pháp, mẫu câu quan trọng của HSK 5
- Làm đề HSK 5 để xác định điểm yếu, đặc biệt là kỹ năng viết luận và nghe phản biện
- Bắt đầu tiếp cận cấu trúc bài thi HSK 6
Tháng 2: Nâng cao từ vựng và đọc hiểu
- Học 800 đến 1000 từ vựng mới, tập trung vào các chủ đề như: chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, tư duy trừu tượng
- Luyện đọc các bài văn nghị luận, báo chí, văn học hiện đại Trung Quốc
- Phân tích cách triển khai luận điểm, từ vựng học thuật, cấu trúc phức tạp trong đoạn văn
Tháng 3: Luyện nghe nâng cao
- Luyện nghe các bài phát biểu, phỏng vấn, hội thảo,…
- Tập ghi chú nhanh – lọc thông tin chính – suy luận từ ngữ cảnh
- Nghe giọng chuẩn Bắc Kinh, đồng thời làm quen với các vùng miền khác
Tháng 4: Rèn kỹ năng viết
- Viết bài luận từ 400 – 450 chữ theo đúng cấu trúc HSK 6
- Thực hành viết ít nhất 2 – 3 bài/tuần, sau đó nhờ giáo viên chỉnh sửa
- Tập viết lại một đoạn theo ngữ pháp mới, diễn đạt học thuật hơn
Tháng 5: Tổng ôn và luyện đề chuyên sâu
- Bấm giờ để làm đề thi thử HSK 6
- Rút kinh nghiệm qua mỗi lần làm bài và tập trung khắc phục kỹ năng còn yếu
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về chứng chỉ HSK. Nếu bạn có mục tiêu du học Trung Quốc thì hãy chăm chỉ học tập và rèn luyện để đạt được chứng chỉ HSK với điểm số tốt nhất. Chứng chỉ này không chỉ giúp bạn được nhận vào các trường đại học mà còn tạo điều kiện cho bạn nhận học bổng có giá trị hấp dẫn nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về du học Trung Quốc, hãy liên hệ ngay với Alo Du Học để được giải đáp nhanh nhất nhé!