“Vỡ mộng du học Đài Loan”: Khó khăn trong cuộc sống của du học sinh Đài Loan

Du học Đài Loan vẫn luôn là giấc mơ của nhiều học sinh, sinh viên bởi không chỉ vì chất lượng và môi trường học tập tuyệt vời mà còn là vì văn hóa, lối sống và phong cảnh hữu tình tại quốc đảo này.

Vậy nhưng đến khi đặt chân tới Đài Loan cũng có không ít bạn đã vỡ mộng du học Đài Loan với những khó khăn khi tới đây học tập. Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao, hãy cùng Alo Du Học tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên” vỡ mộng du học Đài Loan”

Vậy tại sinh viên lại “vỡ mộng du học Đài Loan”? Những nguyên nhân sau đây sẽ phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

1.1. Rào cản ngôn ngữ

Không chỉ du học Đài Loan mà tại bất cứ nước nào cũng vậy, ngôn ngữ luôn là một trong những kỹ năng cần thiết nhất.

Dù trong chương trình học có nhiều trường đã giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng tiếng Trung vẫn chính là phương tiện giao tiếp của bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại Đài Loan.

Rào cản ngôn ngữ

Nếu trình độ ngôn ngữ không tốt thì là một rào cản lớn trong các hoạt động giao tiếp, mua bán, làm thêm,….Bạn sẽ bị hạn chế về nhiều mặt, khó có thể kết bạn, dễ cảm thấy cô đơn và chán nản.

1.2. Chênh lệch về văn hóa và lối sống

Khi tới Đài Loan, nơi đây sẽ là một đất nước mới với nền văn hóa, lối sống mới và khác biệt hoàn toàn so với Việt Nam.

Sự chênh lệch giữa lối sống tại quê hương và Đài Loan sẽ tạo nên sự khó thích nghi trong các phong tục tập quán và thói quen sống tại đây.

Chính sự khác biệt này sẽ tạo nên sự khó khăn, không thoải mái và chán nản trong quá trình sinh sống và học tập tại Đài Loan.

Bên cạnh đó, nó còn tạo ra cảm giác cô đơn, lạc lõng khi không có ai có sự tương đồng với bản thân bạn.

1.3. Áp lực về tài chính

Đây vẫn luôn là áp lực của nhiều bạn du học sinh du học tại Đài Loan. Có nhiều gia đình tài chính không quá vững vàng đã phải vay mượn để có thể cho con em học đi du học nên khi tới Đài Loan họ đã phải mang áp lực về việc phải trả nợ.

Nhiều du học sinh mới sang thường có xu hướng chuyển đổi mệnh giá tiền Đài sang tiền Việt mỗi khi mua đồ.

Áp lực về tài chính

Thói quen này khiến các bạn có cảm giác dè dặt, tiếc tiền vì cho rằng món đồ ấy quá đắt.

Sự chênh lệch mệnh giá này tác động xấu tới tâm lý, vô hình tạo ra áp lực tài chính đè nặng lên sinh viên học tại đây khiến các bạn có cảm giác không thoải mái cũng như chán nản trong việc học

Không chỉ vậy mà còn do chi phí thực tế cao hơn dự tính, ngoài học phí và sinh hoạt phí, còn có các khoản như tiền học tiếng, chi phí làm thêm hồ sơ, gia hạn visa, bảo hiểm, phí học lại…

1.4. Kỳ vọng quá cao về cuộc sống du học

Đi du học vẫn thường được báo chí, phim ảnh khắc họa như một thế giới quá màu hồng, thú vị và nhiều bất ngờ.

Chắc hẳn cũng có không ít bạn đã nhiễm tư tưởng của sách và tranh ảnh,.. mà mơ mộng về cuộc sống du học tại Đài Loan sẽ đầy màu sắc, phong phú và thơ mộng.

Đúng là sẽ thú vị vậy nhưng đó chưa chắc là tất cả, cuộc sống luôn có hai mặt nên khi bạn đã kỳ vọng quá lớn thì khi trải nghiệm thực tế cuộc sống tại Đài Loan sẽ như “gáo nước lạnh”  dội vào khiến bạn tỉnh táo.

1.5. Áp lực học tập

Đài Loan vẫn luôn là một trong những nền giáo dục nghiêm khắc và cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các du học sinh và sinh viên bản địa.

Áp lực học tập

Môi trường học ở Đài Loan có tính kỷ luật và cạnh tranh cao, đặc biệt là các trường công lập. Chương trình học cũng có khối lượng kiến thức rất nhiều và khó, với sức nặng của kiến thức đòi hỏi sự chăm chỉ và nỗ lực rất lớn từ sinh viên.

Sinh viên sẽ phải tự học rất nhiều và còn phải tham gia các dự án nhóm, thuyết trình, làm nghiên cứu,..Thi cử tại Đài Loan cũng khá khó, áp lực điểm số lớn, đôi khi không được hỗ trợ kèm cặp như ở Việt Nam.

Nó sẽ tạo nên áp lực học tập khá lớn nếu bạn không thể theo kịp với chương trình giảng dạy tại đây.

1.6. Tâm lý cô đơn

Khi du học tức là bạn đã tới một môi trường mới không người thân, không bạn bè và sẽ phải tự trải qua vô vàn những khó khăn thách thức, sống tự lập một mình mà không ai giúp đỡ.

Nếu như tại Việt Nam, bạn sẽ được an ủi và giúp đỡ bởi bạn bè, người thân, gia đình khi có khó khăn. Nhưng khi đã tưới Đài Loan bạn sẽ phải tự làm mọi thứ một mình.

Các mối quan hệ mới thường chỉ dừng lại ở mức xã giao. Khác biệt về văn hóa và tính cách khiến khó tìm được người đồng cảm thật sự. Khi ấy sẽ khiến bạn dễ cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

2. Giải pháp để tháo gỡ những khó khăn khi đi du học Đài Loan

Để tháo gỡ những khó khăn khi đi du học Đài Loan, bạn có thể tham khảo những giải pháp sau:

2.1. Rèn luyện kỹ năng mềm

Du học không chỉ là học kiến thức chuyên ngành, mà còn là quá trình rèn luyện bản thân toàn diện. Những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng thích nghi và giải quyết vấn đề,…trong thời gian ở Đài Loan sẽ là vũ khí lợi hại.

Rèn luyện kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm không chỉ giúp bạn giao tiếp, kết bạn,..mà còn giúp bạn nhanh chóng thích nghi được với hoàn cảnh mới, môi trường mới.

Đây cũng là một cách rèn luyện bản thân toàn diện, giúp bản thân phát triển hơn.

2.2. Trau dồi ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một trong những trở ngại phổ biến của du học sinh tại Đài Loan. Để khắc phục khó khăn này cần có sự chuẩn bị kỹ càng bằng cách học tiếng Trung cơ bản tại Việt Nam.

Nên đạt trình độ tối thiểu TOCFL cấp 2 để dễ thích nghi khi du học. Có thể tham gia các khóa học tiếng Trung tại trung tâm uy tín hoặc online hoặc có thể lựa chọn các chương trình học tiếng tại Đài Loan để trau dồi thêm về ngôn ngữ.

Cải thiện kỹ năng ngoại ngữ bằng cách chủ động tìm hiểu, học hỏi và giao tiếp với người bản địa để nâng cao trình độ.

2.3. Lập kế hoạch tài chính

Nhiều du học sinh chịu áp lực lớn về tài chính đã lựa chọn cách đi làm thêm mà bỏ bê việc học hành giữa chừng vậy nên lập kế hoạch tài chính sẽ phần nào giúp vơi bớt đi khó khăn.

Lập kế hoạch tài chính

Việc lập kế hoạch tài chính khi du học Đài Loan có ý nghĩa rất quan trọng vì nhờ vậy mà bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ, kiểm soát chi tiêu, tránh rơi vào khủng hoảng tài chính và du học hiệu quả hơn.

Rất nhiều sinh viên bị stress, trầm cảm vì thiếu tiền khi du học Đài Loan mà không thể xoay sở kịp khi có sự cố xảy ra. Nên khi có kế hoạch rõ ràng bạn sẽ chủ động ứng phó với những rủi ro tập trung vào việc học hơn tránh việc bỏ học.

2.4. Tìm hiểu kỹ về chương trình học

Bởi áp lực nặng nề về điểm số và chương trình học khó khăn mà có không ít sinh viên cảm thấy hoang mang, nghi ngờ bản thân khó thích nghi với việc học làm quá trình học tập càng khó khăn hơn.

Vì vậy mà khi tìm hiểu kỹ về chương trình học là một sự chuẩn bị không thể thiếu để giúp quá trình du học được thuận lợi hơn.

Tìm hiểu về chương trình học giúp bạn sẽ chọn đúng ngành, đúng trường phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân hơn. Từ đó tăng khả năng hứng thú và cố gắng hơn với việc học.

Khi nắm rõ chương trình học, bạn có thể ôn tập trước một số môn học, biết được khối lượng học, phương pháp giảng dạy để không bị choáng khi bắt đầu học tại môi trường mới.

2.5. Tìm cộng đồng hỗ trợ và giữ kết nối tinh thần

Không chỉ riêng du học sinh học tập tại Đài Loan mà du học sinh nào cũng vậy chắc hẳn luôn có những lúc yếu lòng khi phải tự gánh vác quá nhiều thứ tại một quốc gia mới mà không có người thân hỗ trợ.

Với trường hợp cô đơn lạc lõng như vậy việc tìm đến sự hỗ trợ của các cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Đài Loan sẽ giúp bạn phần nào được an ủi, kết nối hơn tại một quốc gia xa lạ.

Tìm cộng đồng hỗ trợ và giữ kết nối tinh thần

Các cộng đồng sinh viên sẽ giúp bạn được tiếp xúc gần với những người có cùng hoàn cảnh hơn với bản thân.

Không đơn thuần là chỗ dựa ở ngoại quốc mà còn là cả sự hỗ trợ về học tập và đời sống. Việc giữ liên lạc thường xuyên với gia đình là cách giữ tinh thần vững vàng nhất.

Những cuộc gọi, tin nhắn, hoặc hình ảnh từ gia đình giúp bạn cảm thấy được yêu thương và tiếp thêm năng lượng tinh thần để vượt qua những giai đoạn học tập áp lực, bình tĩnh và vững vàng hơn khi gặp thất bại, rắc rối ở nước ngoài.

3. Lời khuyên Alo Du Học dành cho sinh viên Việt Nam du học Đài Loan

Việc đi du học thì không thể tránh khỏi việc gặp nhiều khó khăn trắc trở nhưng mặt khác đó vừa là thách thức vừa chính là cơ hội để bạn phát triển bản thân.

Để có thể nhanh chóng thích nghi và vượt qua những khó khăn  việc chuẩn bị kỹ càng và không ngừng tích lũy hành trang du học là giải pháp tối ưu nhất.

Việc chuẩn bị mang lại sự vững vàng, sẵn sàng để có thể đương đầu với những thử thách trước mắt. Bạn có thể dễ dàng đón nhận cũng như xử lý các khó khăn gặp phải trong quá trình du học mà không hoang mang hay lo lắng quá mức.

Lời khuyên Alo Du Học dành cho sinh viên Việt Nam du học Đài Loan

Tích lũy hành trang du học Đài Loan không chỉ đơn thuần là chuẩn bị quần áo, giấy tờ hay tiền bạc mà còn là sự toàn diện về kiến thức, kỹ năng, tinh thần và thái độ sống, giúp bạn bắt đầu hành trình du học suôn sẻ, chủ động và vững vàng.

Bằng sự vững vàng về mọi mặt, quá trình du học sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, có thể thích nghi và làm quen với môi trường mới một cách nhanh chóng. Bạn có thể tự lập, chủ động giải quyết vấn đề sống không cần quá phụ thuộc cũng như làm cho gia đình yên tâm với con đường tương lai bạn đã chọn.

Du học vốn là con đường không dễ dàng nên việc có nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi trải qua những khó khăn tại nơi đất khách quê người cũng là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nhưng đó không phải là lý do khiến ta chững bước mà là cơ hội mới đầy thách thức hơn cần ta vững bước đi qua. Với những khó khăn phổ biến và giải pháp mà Alo Du Học tổng hợp mong bạn có thể chuẩn bị chỉn chu về mọi khía cạnh để quá trình du học Đài Loan được suôn sẻ hơn.

Để lại một bình luận